Vi xử lí (CPU) và các thông số quan trọng thường gặp – GEARVN.COM

CPU VÀ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG THƯỜNG GẶP

>>>Xem thêm: Các thế hệ của Chip Intel Core i và cách phân biệt chúng

Khi nhắc đến bộ vi xử lý trung tâm của máy tính CPU-Central Processing Unit thì hầu hết mọi người thường chỉ quan tâm đến xung nhịp của nó (Core Speed). Ví dụ như: 3.2GHz, 5.0GHz… Theo quan niệm phổ thông, chip nào có xung nhịp càng cao thì sẽ càng… mạnh. Tuy nhiên, khả năng xử lý của một con chip CPU còn phụ thuộc vào rất nhiều thứ như bộ nhớ đệm (Cache) hay số nhân(Cores), số luồng(Threads),… Những thông số này góp phần giúp chúng ta có thể chọn một bộ vi xử lý chạy ổn định, trơn tru và mát mẻ. Hãy cùng phân tích con chip Intel® Core™ i7-6700K Processor (8M Cache, up to 4.20 GHz) để làm ví dụ.

Tên: Intel® Core™ i7-6700K Processor (8M Cache, up to 4.20 GHz) 4 cores 8 threads

Các thông số kỹ thuật thường thấy :

Socket

 

LGA1151

Bộ nhớ đệm 8MB
Thuật in 14 nm
Số nhân

  4

Số luồng

  8

Xung cơ bản

 

4.0GHz

Xung Turbo

 

4.2GHz ~ 

Điện tiêu thụ

 

91W

Card Onboard

  Intel®

HD Graphics 530

Socket LGA1151: Đây là thông số chỉ loại khe cắm của CPU và là đặc tính để xét sự tương thích giữa vi xử lý và mainboard. Chỉ mainboard nào hỗ trợ loại socket này thì vi xử lý mới có thể hoạt động được. Ở đây, chip i7 6700k sử dụng dạng tiếp xúc gồm 1151 chân cắm.

Socket Intel LGA1151

Bộ nhớ đệm – Cache 8MB: Bộ nhớ đệm CPU là vùng bộ nhớ nhanh nằm trên bộ xử lý. Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý của chip. Chỉ số này càng cao sẽ giúp cho CPU xử lý nhanh và mượt mà hơn.

Cache – Bộ nhớ đệm

Thuật in – Lithography 14nm: Đây là công nghệ sản xuất của chip, 14nm chính là kích thước các linh kiện trên chip. Con số này càng nhỏ thì càng tích hợp được nhiều transistor trên một miếng bán dẫn, và kết quả là tốc độ của vi xử lý càng nhanh, điện năng tiêu thụ càng thấp và lượng nhiệt tỏa ra giảm.

Quá trình tick-tock của Intel

Số nhân/lõi – 4 Cores: Chỉ số này chỉ ra số nhân xử lý được trang bị trong  một lõi. Ở đây, số nhân của i7 6700k4. Số Core trong một CPU càng lớn thì tốc độ xử lý sẽ càng cao.

Core – Lõi/nhân

Số luồng – 8 Threads: Chỉ số Threads cho ta biết có bao nhiêu đường đưa dữ liệu cho CPU xử lý. Nếu càng có nhiều Threads, dữ liệu được lưu thông dễ dàng và hiển nhiên kết quả là CPU sẽ xử lý nhanh hơn.

Threads – số luồng

Xung cơ bản – Base Clock 4GHz: Đây là xung nhịp của bộ vi xử lý được tính bằng số phép tính mà bộ vi xử lý tính được trong 1 giây. Vậy con số 4.0GHz cho ta biết i7 6700k có thể tính được 4 triệu phép tính trong 1 giây trên mỗi nhân. 

Xung boost – Boost Clock 4.2GHz: Tần số turbo tối đa là tần số tối đa của một lõi mà bộ xử lý đạt được để có thể hoạt động bằng Công nghệ Turbo Boost Intel®

Khả năng ép xung: Thông thường chỉ có ở các CPU dòng Unlocked có chữ “k” ở cuối tên CPU, VD: i7 4790k, i7 6900k. Các CPU này sẽ đi cùng với main với chipset với chữ đầu là “Z” hoặc “X”, VD: Z97, Z170A, X99,…Ép xung sẽ đẩy các thông số của CPU khiến nó mạnh hơn so với khi xuất xưởng, tuy nhiên việc này yêu cầu những OC-ers dày dặn kinh nghiệm và một hệ thống tản nhiệt tốt để gánh được nhiệt độ khi ép xung.


Quá trình Overclock CPU bằng Nitơ lỏng

Card Onboard: Card đồ hoạ được tích hợp trên CPU, dụng để xử lí hình ảnh/chơi game mà không cần đến VGA rời

>> > Xem thêm : Các thế hệ của Chip Intel Core i và cách phân biệt chúng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM