Cấu tạo máy khoan đứng và an toàn khi sử dụng

Máy khoan đứng hay còn gọi là máy khoan bàn là một dạng máy gia công cơ khí công nghiệp hoặc được sử dụng trong các tiệm gia công cơ khí nhỏ. Máy khoan bàn có chức năng tạo và gia công lỗ, taro trên bề mặt kim loại, bề mặt gỗ… Máy khoan đứng ngày nay đã được cải tiến và thiết kế theo công nghệ tiên tiến để đáp ứng những nhu cầu cao trong công việc.

may-khoan-dung

1. Cấu tạo của máy khoan đứng gồm những bộ phận sau

Máy khoan đứng được ưu tiên sản xuất và lắp ráp từ những chất liệu có chất lượng cao. Gồm các bộ phận chính như sau:
– Bảng điều khiển.
– Cữ hành trình.
– Tay quay (trục chính, đầu khoan).
– Trục chính.
– Bàn máy.
– Hộp chạy dao.
– Thân máy.
– Động cơ bơm nước.

2. Chú ý khi sử dụng máy khoan đứng

Cũng giống như máy khoan cầm tay hoặc máy khoan từ, an toàn khi sử dụng máy khoan đứng cũng là điều kiện bắt buộc người thợ phải tuân thủ khi vận hành máy để chắc chắn sẽ không xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Những quy tắc sử dụng máy khoan đứng an toàn dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng máy 1 cách an toàn:

– Hãy tắt công tắc nguồn trước khi cắm dây diện vào ổ cắm. Nhớ lấy tất cả các dụng cụ điều khiển tra khỏi máy trước khi khởi động.
– Đeo kính mắt hoặc mặt nạ bảo vệ để tránh tổn thương cho mắt của bạn. Làm việc trong trạng thái tỉnh táo cao độ, không uống rượu bia sử dụng chất kích thích khi đang làm việc vơi máy khoan đứng.
– Sử dụng phụ tùng thay thế chính hãng, không thay thế những phụ tùng giá rẻ hoặc của hãng khác sẽ làm độ bền của máy giảm hẳn.
– Tháo dây cắm điện nguồn ra khỏi ổ điện khi không sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.
– Máy khoan đứng phải được đặt ở những nơi khô ráo, không được để máy ngoài trời mưa hoặc những khu vực ẩm ướt.
– Tránh xa khu vui chơi của trẻ em để giữ an toàn tuyệt đối.
– Máy khoan được đặt ở vị trí cân bằng, không gập ghềnh, trơn trượt hoặc quanh những mảnh vụn, phế liệu khác.
– Không được mang các loại giày dễ trơn trượt khi làm việc.
– Xưởng đặt máy phải có người quản lý bảo vệ an toàn thiết bị cũng như chống các hậu quả cháy nổ, mất cắp.

3. Quy trình quản lý và vận hành máy khoan đứng

Máy khoan đứng dùng nhiều để xử lý gia công cơ khí
– Chức năng khoan:
+ Chọn đúng chiều khoan (nếu sai bạn đổi phase).
+ Điều khiển độ sâu lỗ khoan phù hợp.
+ Bật nút taro.
+ Khoan bằng cần điều khiển.
– Chức năng taro:
+ Chọn đúng chiều khi taro.
+ Chọn độ sâu lỗ khoan cần thiết.
+ Bật nút chọn lựa chức năng taro.
+ Kéo cần điều khiển taro.
+ Trong quá trình taro, máy sẽ tự động ăn răng mà không cần đè bằng tay. Khi hết hành trình, máy sẽ tự động quay đổi chiều và trở lại vị trí ban đầu.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM