Hướng dẫn soạn bài Độc tiểu thanh kí – Nguyễn Du

Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt góp phần và sửa đổi vào 13 tháng 4 2021 lúc 19 : 30. Xem phiên bản hiện hành

ĐỘC TIỂU THANH KÍ

(Độc Tiểu Thanh kí)

Nguyễn Du

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

– Nguyễn Du ( sinh năm 1765, có chỗ ghi là 1766, mất năm 1820 ) là bậc đại thi hào dân tộc bản địa, là danh nhân văn hóa quốc tế. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị triết lí, tố cáo xã hội đương thời .

undefined

– Xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm quan và sáng tác văn học.

– Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm. Khi ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, ông được cử làm chánh sứ đi sang Trung Quốc.

– Ông sáng tác nhiều bài thơ có cảm xúc và mang đến những suy nghĩ về những kiếp người, số phận con người tài hoa bạc mệnh.

– Các tác phẩm chính của ông như:

+ Chữ Hán: “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, Bắc hành tạp lục”.

+ Chữ Nôm: “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn”

2. Tác phẩm:

a. Nhân vật trung tâm: Nàng Tiểu Thanh

– Người con gái tài sắc, thông minh, có tài văn chương nghệ thuật, sống vào khoảng đầu thời Minh ở Trung Quốc.

– Cuộc đời ngắn ngủi, đầy ngang trái (SGK)

b. Cảm hứng sáng tác: Thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc.

c. Hoàn cảnh sáng tác

– Ý kiến thứ nhất: tác phẩm được sáng tác khi Nguyễn Du ở quê nhà, đọc được truyện về nàng Tiểu Thanh.

 – Ý kiến thứ hai: bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Du được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông đến nơi nàng Tiểu Thanh đã sinh sống khi xưa (Cô Sơn, cạnh Tây Hồ) và đọc được những bài thơ còn sót lại của nàng Tiểu Thanh. Thương xót và đồng cảm với người con gái tài hoa bạc mệnh, Nguyễn Du đã viếng nàng bằng bài thơ này.

d. Ý nghĩa nhan đề: “Đọc Tiểu Thanh Kí”

– Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh

– Đọc thơ của nàng Tiểu Thanh

e. Xuất xứ: chưa thống nhất, có hai ý kiến

– Ý kiến thứ nhất: bài thơ được trích từ tập thơ chữ Hán: “Thanh Hiên thi tập”

– Ý kiến thứ hai: bài thơ được trích từ tập thơ chữ Hán: “Bắc hành tạp lục”

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc – tìm bố cục

– Cách 1

Bốn phần: đề – thực – luận – kết

– Cách 2:

Hai phần:

– Sáu dòng thơ đầu: Nguyễn Du thương xót nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa nhan sắc.

– Hai dòng thơ cuối: Cảm nghĩ của nhà thơ về chính mình.

2. Tìm hiểu chi tiết văn bản

a. Hai câu đề

– Hình ảnh Tây Hồ:

+ Địa danh ở Trung Quốc, nơi nàng Tiểu Thanh thường ngắm cảnh lúc xưa (cũng có người cho rằng Nguyễn Du ở tại quê nhà, đọc được truyện về nàng Tiểu Thanh và chứng kiến sự đổi thay của cảnh vật ở Hồ Tây – Hà Nội).

+ Hình ảnh biểu trưng cho nàng Tiểu Thanh, số phận của nàng Tiểu Thanh

– Hình ảnh đối lập: “Hoa uyển” (cảnh đẹp) >< “thành khư” (gò hoang) + từ “tẫn” (hết, không còn dấu vết):

+ Sự thay đổi của cảnh vật: Tây Hồ là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang.

+ Trước khi Tiểu thanh còn sống thì cảnh Tây Hồ là một vườn hoa tươi đẹp, mĩ lệ còn khi Tiểu Thanh chết đi thì vườn hóa ấy biến thành một bãi gò hoang. Nó gợi liên tưởng đến những biến cố trong cuộc đời người con gái tài sắc ấy.

à Câu thơ đầu thể hiện nỗi xót xa, niềm tiếc nuối trước sự tàn phai của cảnh vật, của sự biến thiên dâu bể trong cuộc đời nàng Tiểu Thanh – người con gái tài sắc.

“Độc điếu”: Viếng một mình à thể hiện mối tri âm của tác giả với Tiểu Thanh – họ đều là những người cô đơn. Phần dịch thơ sử dụng từ láy “thổn thức” tuy không diễn tả hết nỗi cô đơn, sự đồng cảm của tác giả nhưng cũng gợi lên tâm trạng thương xót, ngậm ngùi của ông.

“Nhất chỉ thư” (một tập sách): bản dịch thơ khá thành công khi dịch là “mảnh giấy tàn”. Có thể hiểu theo hai cách:

+ Đó là những bài thơ còn sót lại của nàng Tiểu Thanh. Sau khi Tiểu Thanh mất tại Cô Sơn, nhiều bài thơ còn lại của nàng bị người vợ cả đốt đi, may mắn còn lại một số bài. Người đời thương xót nàng nên cho khắc in, đặt tên là “Phần dư”.

+ Đó cũng có thể là tập truyện viết về Tiểu Thanh. Nó cũng tàn tạ như cuộc đời của nhân vật à sự đồng cảm, xót thương của người đời đối với nàng.

è Hai câu thơ thể hiện được sự thương xót, đồng cảm của nhà thơ dành cho Tiểu Thanh, người con gái tài sắc lại có một cuộc đời thật bạc bẽo.

b. Hai câu thực

– Hình ảnh ẩn dụ: “Chi phấn”“văn chương”

+ “Chi phấn” (son phấn): nhan sắc của nàng Tiểu Thanh, cái đẹp ở đời

+ “Văn chương”: thơ của Tiểu Thanh; người tài hoa.

à Nguyễn Du xót thương cho tài sắc Tiểu Thanh hay cũng chính là xót thương cho những người tài hoa nhan sắc nhưng số phận bạc bẽo.

– “Hữu thần”: có thần, có hồn, có linh thiêng

– Phần dịch nghĩa và dịch thơ ở hai câu thực có khác nhau

+ Dòng thơ thứ 3: Phần dịch nghĩa: son phấn xót xa vì việc sau khi chết. Còn bản dịch thơ được Vũ Tam Tập dịch thoát ý “chôn vẫn hận”. Xót xa hay hận đều thể hiện nỗi đau, nỗi bất bình. Đó có thể là nỗi xót xa, nỗi hận của Tiểu Thanh hay cũng chính là nỗi xót xa, nỗi hận của tác giả cho cuộc đời nàng.

+ Trong dòng thơ thứ 4: Cụm từ “lụy phần dư”: nhắc đến những bài thơ bị đốt dở của Tiểu Thanh được khắc in và đặt tên “Phần dư” à Đến cả những tác phẩm của nàng Tiểu Thanh cũng không tránh khỏi liên lụy, chúng hầu như đã bị đốt đi nhưng vẫn còn xót lại. Còn văn bản thơ dịch thoát ý “đốt còn vương” có thể hiểu nàng Tiểu Thanh bị oan ức nên vẫn còn vương vấn với nỗi oan ấy hay hiểu khác hơn là tác giả, người đời vẫn còn vương vấn.

è Hai câu thực không chỉ thể hiện niềm xót thương mà còn cho thấy nỗi bất bình của nhà thơ trước những bất công của Tiểu Thanh, của những người tài hoa bạc mệnh.

c. Hai câu luận

– Từ nỗi hận riêng cho số phận Tiểu Thanh, Nguyễn Du nâng cao, mở rộng thành nỗi hận truyền kiếp từ xưa tới nay của giới giai nhân tài tử. 

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn”: cái “hận” của Tiểu Thanh, của người đời, của tài tử văn nhân không gì lí giải được. nhà thơ thể hiện quan niệm Tài mệnh tương đố” (tài mệnh ghét nhau). Người con gái ấy tài năng, xuất chúng cho nên sẽ gặp tai họa chứ không thể có một cuộc đời yên bình được. Trong Truyện Kiều”, tác giả cũng thể hiện quan niệm như thế:

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Đó không chỉ là nỗi băn khoăn lớn của Nguyễn Du mà là của cả thời đại. Bởi các tác giả đều sống trong khuôn khổ giáo lí nho gia nên không thể lí giải được, chỉ có thể trách trời, trách số phận nghiệt ngã. “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn có câu:

“Thiên địa phong trần

Hồng nhan đa truân”

“Phong vận kì oan ngã tự cư”: Nguyễn Du nhận thấy bản thân cũng đồng cảnh ngộ với những người mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Đó là sự đồng cảm tuyệt đối của một thi sĩ giàu lòng nhân, dạt dào cảm xúc.

è Hai câu thơ thể hiện mối tri âm sâu sắc của tác giả không chỉ đối với nàng Tiểu Thanh mà đối với tất cả những con người tài hoa bạc mệnh.

d. Hai câu kết

Không thể lí giải trước quy luật nghiệt ngã của kiếp tài hoa, Nguyễn Du tìm sự sẻ chia, đồng cảm của người đời:

Bất tri tam bách dư niên hậu,

 Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

“Tam bách dư niên” (hơn ba trăm năm): con số ước lệ, chỉ thời gian dài (hơn ba trăm năm, sau sự ra đi của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã thương xót nàng, không biết hơn ba trăm năm nữa, người đời có thương xót cho ông?)

– Từ “khấp”: nhỏ nước mắt, khóc thầm à mối tri âm giữa người với người

– Đại từ phiếm chỉ “ai” (hà nhân?): chỉ chung cho người đời sau. Nguyễn Du rất cô đơn, mong tìm được sự đồng cảm của hậu thế.

– Câu hỏi tu từ ở cuối tác phẩm như một câu hỏi lớn của tác giả nhưng chưa tìm ra lời đáp. Nó thể hiện nỗi buồn tha thiết, nỗi trăn trở khôn nguôi trong lòng tác giả.

Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của đại thi hào hai trăm năm trước:

“Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương,

Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.

Nhân tình, nhắm mắt chưa xong,

Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?

Mai sau, dù có bao giờ,

Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!

Tiếng đàn xưa đứt ngang dây

Hai trăm năm lại càng say lòng người”

è Hai câu thơ cuối gợi lên một hình ảnh một Nguyễn Du cô đơn và luôn khát khao tìm kiếm tri âm.

III. Tổng kết (SGK)

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM