Tư vấn trực tuyến về bệnh cơ xương khớp qua Facebook | TCI Hospital

Tư vấn trực tuyến về bệnh cơ xương khớp qua Facebook

Chương trình tư vấn trực tuyến qua Facebook https://www.facebook.com/benhvienthucuc.vn/ của Bệnh viện Thu Cúc diễn ra vào 9 h ngày 8/12/2015 sẽ cung ứng cho bạn kiến thức và kỹ năng hữu dụng về cách nhận ra, phòng ngừa và điều trị triệt để những yếu tố tương quan đến bệnh về xương khớp .1

Buổi Tư vấn trực tuyến có sự tham gia của Tiến sĩ, Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan – Nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp và Nội tổng hợp Bệnh viện E Hà Nội. Hiện Bác sĩ Kim Loan là bác sĩ khám và điều trị chính các bệnh xương khớp tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Bệnh xương khớp và một trong những bệnh lý thường gặp và có nguy cơ dẫn đến tàn phế.  Theo kết quả khảo sát phỏng vấn về sức khỏe quốc gia (NHIS) năm 2008, có khoảng 14% dân số trên 18 tuổi bị giảm chất lượng cuộc sống do giới hạn chức năng vận động và tới hơn 50% các trường hợp này là do mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp – một con số không hề nhỏ.
Có rất nhiều bệnh lý về khớp nhưng thường thấy là các loại: viêm khớp dạng thấp, đau thắt lưng cấp, thoái hoá khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống…
Bệnh khớp dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch,…. Đặc biệt, vào mùa lạnh thì bệnh càng phát triển rõ rệt.
 Khi thời tiết trở lạnh nhất là khi lạnh đột ngột, khí lạnh sẽ thâm nhập qua lỗ chân lông thấm qua da thịt của bạn khiến các mạch máu bị co lại, làm cho sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu nên rất dễ tái phát các bệnh về khớp trong đó có viêm khớp. Hiện tượng các khớp ngón tay, chân bị tê nhức nhẹ hoặc tê mỏi sau một đêm ngon giấc cũng thường xảy ra.
Nhất là người cao tuổi bị tái phát bệnh viêm khớp gây đau nhức khớp nghiêm trọng, các khớp còn có hiện tượng sưng tím và bầm khiến cho việc đi lại cử động của người bệnh rất khó khăn.
Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm và làm sao để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý, đúng cách, giúp cải thiện tình trạng bệnh đang là đề tài được đông đảo bạn đọc quan tâm.

Câu hỏi của người bệnh và bác sĩ trả lời

Minh Tâm Nguyễn

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, vôi hóa cột sống là tình trạng thoái hóa đĩa đệm và đốt sống. Cần có phác đồ điều trị thích hợp về thuốc, chế độ ăn uống hợp lý chứ không chỉ là đi bộ. Đi bộ trong trường hợp này chỉ đi bách bộ là tốt.
Gia Bách Bùi Nguyễn

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, nếu ông bạn khó chịu khi dùng thuốc bisphosphonante thì có thể thay thế bằng các loại thuốc điều trị loãng xương khác. Ví dụ như thuốc Miacalcic với hai dạng:
Dạng xịt qua đường mũi
Dạng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.
Ngoài ra, còn có các loại thuốc tiêm 1 tháng/ lần và 1 năm/ lần. Việc dùng thuốc nào cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Rubi Pham

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, lưu ý khi dùng thuốc loãng xương cần kèm theo thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Ngọc Ruby

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, khả năng bác bị viêm khớp dạng thấp tái phát. Cần đến khám bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Đỗ Mạnh Phú

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, đầu tiên, cần nghĩ đến đau vai và tay do cường độ chơi cầu lông kéo dài. Khi nghỉ và dùng thuốc giảm đau thì đỡ. Ở lứa tuổi của bạn không nghĩ đến thoái hóa cột sống cổ hoặc khớp vai. Nếu tình trạng đau kéo dài và không chơi được cầu lông thì đề phòng khả năng tổn thương khớp vai (tràn dịch, viêm gân…). Bạn cần phải đến bác sĩ để được tư vấn và làm một số xét nghiệm.
Quỷ Đỏ

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, bất luận bệnh nào trong hệ thống xương khớp đều không có nghĩa phải từ bỏ các hoạt động thể chất. Viêm khớp có nhiều thể, có thể cấp tính, mạn tính, hoặc biến dạng khớp nhưng hoạt động thể lực đúng và đủ làm cho tình trạng khớp sẽ tốt lên. Điều trị viêm khớp không chỉ là thuốc mà còn rất cần kết hợp với vật lý trị liệu và bài tập thể dục hợp lý.
Ánh Tuyết Nguyễn

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: 
Hoàng Mai

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan:  Chào bạn, viêm đa khớp là một bệnh mạn tính. Nó gồm nhiều hội chứng (sưng, đau, nóng, đỏ tại khớp; đau khớp có dấu hiệu tái phát và di chuyển; xét nghiệm máu thấy có 1 số chỉ số đặc hiệu: máu lắng tăng, yếu tố dạng thấp dương tính, hình ảnh tổn thương đặc hiệu của các khớp trên Xquang… Bệnh này cần chữa lâu dài và theo phác đồ chuẩn. Nếu điều trị không liên tục, thì biến chứng đáng lo lắng nhất là đau kéo dài, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và biến dạng khớp, làm giảm khả năng lao động.
Heo Cua

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: 
Dang Trang

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, đi bơi là rất tốt. Nó làm tăng sức bền của đốt sống, làm giãn đốt sống. Tốt hơn nếu kết hợp với thể dục nhẹ và các phương pháp vật lý trị liệu. Vì cô của bạn bị xẹp và thoái hóa – là một bệnh mạn tính, kéo dài, khả năng điều trị hạn chế, nên cần kiên trì, việc điều trị cần nhiều đợt, không nên nóng vội, nản chí.
Thuy Nguyen

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, hiện tượng gập ngón tay khó mở ra là dấu hiệu của viêm gân gấp ngón tay (hội chứng lò xo), có thể gặp trong viêm khớp dạng thấp hoặc là bệnh độc lập. Mẹ bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám, cho phác đồ điều trị cụ thể nhằm tạo khả năng phục hồi tốt.
Ta Van Duy

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, chấn thương do thể thao có nhiều hình thái. Còn nếu chỉ đau nhức xương khớp do vận động mạnh thì nên giảm cường độ chơi và kết hợp vật lý trị liệu. Còn nếu bạn bị chấn thương thì cần đến chuyên khoa để xác định mức độ chấn thương, từ đó mới có giải pháp hữu hiệu để điều trị.
Tuấn Ank Bùi

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan:  Chào bạn, nếu anh trai bạn đã đi đo và biết mật độ xương thấp thì có khả năng là loãng xương. Cần phải dùng các thuốc chữa loãng xương (các chế phẩm của canxi và vitamin D3) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với chế độ ăn uống cung cấp thêm canxi cho cơ thể.
Vân Anh

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, tình trạng thoái hóa khớp gối có thể xảy ra trên 10 năm hoặc vài chục năm. Tùy theo tình trạng tổn thương mà có những phương pháp điều trị đặc trị thích hợp (chẳng hạn, nội soi khớp đặc trị, tiêm ổ khớp đặc trị, điều trị nội khoa, vật lý trị liệu…)
Thay khớp nhân tạo là phương pháp hiện đại nhưng không đơn giản. Nó phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng tổn thương, tình trạng đáp ứng khớp nhân tạo. Vậy mẹ bạn cần đi khám cụ thể ở khoa chấn thương chỉnh hình để có câu trả lời cụ thể.
Lion Ceo

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, tình trạng của bạn được xem như là dấu hiệu đau quanh khớp vai sau vận động. Chưa có đầy đủ triệu chứng của viêm khớp. Bạn cần đến bác sĩ để thăm khám, làm thêm 1 số xét nghiệm đặc hiệu mới có phương pháp điều trị thích hợp.

Hải yến

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, vôi hóa cột sống là hình ảnh của thoái hóa. Trường hợp của bạn nhiều khả năng là thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh hông hai bên. Hãy nhớ, gai đôi cột sống là dấu hiệu của bẩm sinh không phải là do tổn thương. Thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm đều có khả năng chữa được với các phương pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Cần tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn (các chế phẩm nhiều canxi như thịt, cá, trứng, sữa, xương, cua, ốc…) Tắm nắng buổi sáng và tăng cường vận động nhẹ nhàng bằng tập thể dục đều. Tạ Trung Kiên

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, chỉ dựa vào chỉ số CRP thì chưa thể kết luận được viêm khớp dạng thấp. Dấu hiệu đặc biệt của viêm khớp dạng thấp là sưng, đau các khớp nhỏ, diễn biến từ 6-8 tuần; cứng khớp buổi sáng (khó nắm bàn tay); sưng, đau các khớp có tính chất di chuyển và đối xứng; kèm theo sự mệt mỏi của thể lực, giảm khả năng làm việc…
Vì vậy bạn cần theo dõi thêm và khám lại tại cơ sở chuyên khoa Cơ xương khớp để nắm rõ tình trạng bệnh của mình và có cách điều trị đúng.
Minh Ngoc

Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh mang tính hệ thống, và tự miễn (không rõ nguyên nhân), diễn biến kéo dài, và nếu không được điều trị thì để lại nhiều di chứng. Vì vậy, việc điều trị ngắn hạn chưa thể có kết quả khả quan. Bố của bạn cần phải kiên trì trong điều trị dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp.
Hiện nay y học đã sử dụng nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp mới như phương pháp tế bào gốc, ức chế miễn dịch. Vì vậy, bố của bạn cần thường xuyên tiếp cận bác sĩ điều trị để được theo dõi liên tục và áp dụng kỹ thuật điều trị mới.
Mỹ Xuân
Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, trường hợp của bạn khả năng là hậu quả của thoái hóa cột sống cổ. Cần khám chuyên khoa cơ xương khớp, bác sĩ sẽ cho kiểm tra Xquang cột sống, nếu có điều kiện nên chụp MRI để đánh giá, và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyễn Trang
Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: 
Châu Quỳnh Hoa
Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, 26 tuổi thì chưa có khả năng bị thoái hóa cột sống. Hiện tượng bôi kem là một hình thức mat-xa cho đỡ đau. Trong sinh hoạt chú ý không nên nằm đệm mềm, mà nên nằm giường cứng. Triệu chứng của bạn là đau lưng do vận động chứ chưa có thoái hóa, tốt nhất nên tập thể dục đều, khám chuyên khoa cơ xương khớp để đánh giá cụ thể tình trạng cột sống.
Lê Oanh
Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, nguyên nhân của viêm khớp vai thì có nhiều: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa khớp vai, chấn thương, bệnh lý khớp vai do bệnh phổi. Bạn cần đến khám tại chuyên khoa Cơ – xương – khớp tìm được nguyên nhân cụ thể thì bác sĩ mới có thể đưa ra chỉ định điều trị cho mẹ của bạn.
Phương Vít
Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, bạn cần cho biết tình trạng của em bạn đau và đi vẹo xuất hiện sau khi tập thể hình hay là có song song với tình trạng tập thể hình? Cần khám tại chuyên khoa Cơ – xương – khớp, chụp cột sống thắt lưng và kiểm tra một số xét nghiệm đặc hiệu để biết rõ tình trạng và có phương pháp điều trị thích hợp.
Thiên Di
Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, bạn cần tránh lạnh. Vì viêm khớp rất dị ứng với lạnh. Nếu như đau tái phát ngón tay, ngón chân nhiều và kéo dài thì cần đề phòng viêm khớp dạng thấp, cần khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp.
Thoa Nguyen
Tiến sĩ, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan: Chào bạn, đây là tình trạng tổn thương phức tạp khớp gối hai bên (tràn dịch, rách dây chằng chéo sau, phù dây chằng chéo trước). Chứng tỏ tập luyện của chồng bạn là quá sức và không đúng cách. Uống thuốc giảm đau chỉ là một giải pháp tình thế. Cần có sự can thiệp ngoại khoa (nếu cần) và phục hồi chức năng tại chuyên khoa Cơ – xương – khớp.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM