Rơ le nhiệt là gì? Hướng dẫn cách chọn rơ le nhiệt – Thuận Phú Group

Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt là một khí cụ điện có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm khi có nhiệt tác động lên các thanh kim loại và làm chúng giãn nở ra. Rơ le nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong cả dân dụng và công nghiệp. Trong tủ điều khiển các loại máy bơm nước như máy bơm điện Pentax, máy bơm điện Ebara thì rơ le nhiệt đóng vai trò bảo vệ quá tải cho động cơ, giúp hệ thống điện được hoạt động ổn định. Khởi động từ và rơ le nhiệt là một bộ đôi thiết bị bảo vệ toàn diện cho toàn bộ mạng lưới điện của hệ thống điều khiển máy bơm nước.

Rơ le nhiệt Mitsubishi

Hướng dẫn cách chọn rơ le nhiệt

Trong thực tế sử dụng, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của rơ le nhiệt bằng dòng điện định mức của các loại động cơ điện (như máy bơm nước Ebara 3D) cần được bảo vệ, rơ le sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷ 1,3) Iđm. Bên cạnh đó, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xng quanh phải được xem xét.

200 ~ 220 VAC

380 ~ 400 VAC

Ngưỡng tác động

KW HP KW HP Relay nhiệt
0.2 0.25 0.4 0.5 0.7 ~ 1.1 A
0.3 0.4 0.75 1 1.3 ~ 2.1 A
0.4 0.5 1.1 1.5 1.6 ~ 2.6 A
0.75 1 1.5 2 2.5 ~ 4.1 A
1.1 1.5 2.2 3 3.4 ~ 5.4 A
1.5 2 3 4 5.0 ~ 8.0 A
2.2 3 3.7 5 7.0 ~ 11A
3 4 5.5 7.5 9.0 ~ 13A
3.7 5 7.5 10 12 ~ 18A
5.5 7.5 12 15 17 ~ 24A
7.5 10 15 20 22 ~ 34A
9 12.5 19 25 28 ~ 38A
11 15 22 30 32 ~ 48A

15

20 30 40 43 ~ 65A
19 25 37 50 54 ~ 80A
22 30 45 60 60 ~ 100A
25 35 55 75 80 ~ 130A
30 40 65 85 80 ~ 130A
37 50 75 100 100 ~ 160A
45 60 90 125 120 ~ 200A
55 75 110 150 150 ~ 250A
65 85 132 180 200 ~ 320A
75 100 150 200 200 ~ 320A
90 125 160 220 260 ~ 440A
110 150 220 300 400 ~ 600A
315 420 400 ~ 600A

Bảng chọn rơ le nhiệt theo hiệu suất động cơ

Các thông số cần quan tâm khi mua rơ le nhiệt

  • Dòng làm việc (Ampe – A)
  • Dòng sản phẩm phù hợp với contactor (mỗi loại rơ le nhiệt tương thích với một dòng contactor tương ứng, nhà sản xuất đã có khuyến cáo lựa chọn ngay trên catalogue sản phẩm)
  • Tương tự như tính toán dòng cho chọn contactor, ta tính toán dòng định mức, sau đó chọn như sau:

Idm = Itt x 2
Iccb = Idm x 2
Ict = ( 1,2 – 1,5 ) Idm

Ví dụ:
Có tải động cơ 3 pha, 380V, 3kW, tính toán dòng định mực theo công thức sau:

  • Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cosphi là 0,85.
  • ta có Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A

Dòng rơ le nhiệt ta chọn với thông số khởi động từ 1,2 – 1,4 lần Idm, ta chọn dòng rơ le nhiệt là :

  • Idm = 1,4xItt = 1,4×5,4=7,6A.

 

Vậy dòng của rơ le nhiệt ta chọn là 8A. Các rơ le nhiệt thường có dải chỉnh dòng, đặt dòng làm việc, ta có thể chọn dải dòng dư ra để có thể điều chỉnh được khi sử dụng thực tải.

Rơ le nhiệt Schneider

Một số lưu ý khi chọn Rơ le nhiệt

  • Nên chọn rơ le nhiệt có ngưỡng điều chỉnh tương ứng với dải hoạt động của động cơ hoặc cao hơn một chút. Ngưỡng điều chỉnh thấp nhất của Rơ le nhiệt nên thấp hơn khoảng giữa trong dải hoạt động của động cơ. Ngưỡng điều chỉnh cao nhất của Rơ le nhiệt phải cao hơn ngưỡng trên của dải hoạt động của động cơ.
  • Một số loại Rơ le nhiệt có sẵn chân cắm vào contactor (thường là các Rơ le nhiệt loại nhỏ), do đó nó chỉ lắp được đúng loại contactor mà tương thích với nó. Ví dụ dòng Rơ le nhiệt TH-T18 của Mitsubishi chỉ lắp được cho contactor S-T10, S-T12, S-T20 của Mitsubishi.
  • Một số dòng Rơ le nhiệt cao cấp có tích hợp chức năng bảo vệ mất pha. Tuy nhiên loại này hiện không được thông dụng trên thị trường. Do đó nên sử dụng Rơ le bảo vệ mất pha riêng.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM