Phân loại miến, chọn miến ngon, an toàn cho các món ăn
Hãy cùng chúng tôi phân loại miến ngon cho cả gia đình nhé. Chọn miến phù hợp sẽ làm cho món ăn trở nên ngon hơn, tránh quá dai hoặc quá bỡ khi chế biến.
Phân loại miến theo màu sắc
Trên thị trường, bạn sẽ thấy miến có 3 loại màu sắc phổ biến như sau:
Miến màu trắng trong, hoặc đục: là màu sắc cơ bản vì được làm từ các loại tinh bột, như tinh bột gạo, tinh bột đậu xanh, tinh bột lúa mì,….
Miến màu ngã vàng: là màu sắc được nhuộm từ mật mía hoặc được người dùng lấy màu từ các nguyên liệu thực phẩm tự nhiên khác để làm nên sự đa dạng cho sợi miến, cơ bản vẫn làm từ các loại tinh bột.
Ngoài ra, bạn có thể phân loại miến theo hình thức đóng gói, như miến bó sợi, miến cuộn tròn, miến vuông,… Mỗi loại hình dạng miến còn tùy thuộc vào mục đích chế biến của người dùng khi lựa chọn.
Phân loại miến theo nguyên liệu sản xuất
Ngoài việc phân loại theo màu sắc và hình thức đóng gói, bạn có thể dựa theo nguyên liệu sản xuất để phân loại miến như:
Lưu ý:
• Để sản xuất ra miến, cần dùng các loại tinh bột giàu hàm lượng amylose, đây là thành phần giúp cho sợi miến đạt độ kết dính cao, ổn định hình dạng và làm tăng độ dẻo.
Miến gạo
Được sản xuất chủ yếu từ tinh bột gạo. Cụ thể, tỉ lệ chất khô của hạt gạo chiếm đến 90%, trong đó hàm lượng amylose chiếm khoảng 18 – 45% trong hạt gạo nhằm quyết định độ dảo của hạt cơm.
• Thường sử dụng miến gạo cho các món nước và món xào.
Miến dong
Được sản xuất chủ yếu từ tinh bột dong riềng. Người ta dùng củ dong riềng (cũng được gọi với cái tên khác như củ chóc, củ chuối, khá giống với củ riềng) để làm thành bột dong riềng.
• Tên khoa học của cây dong riềng là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm Agriculture. Hay bị nhầm lẫn với củ dong riềng màu trắng (tên họa học Arrow-root) ở Việt Nam gọi với cái tên là Hoàng Tinh hay Bình Tinh, thường mọc nhiều nơi trên thế giới (Thái Lan, Ấn Độ, nam Mỹ, Úc,…).
Tỉ lệ phần trăm lượng tinh amylose trong tinh bột dong riềng chiếm đến 25% – 30%, thậm chí còn cao hơn và được đánh giá là hầu như cao hơn so với các loại tinh bột khác. Ngoài ra, chất gel kết dính của tinh bột dong riền còn là thành phần giúp cho sợi miến trở nên trong suốt, hấp dẫn cũng như quyết định chất lượng sản phẩm.
Có 2 loại tinh bột dong riềng là tinh bột ướt và tinh bột khô. Vì lợi ích kinh tế, người ta thường dùng tinh bột dong riềng ướt để làm sợi miến dong, vì có giá thành rẻ hơn và được khách hàng mua nhiều hơn.
Miến đậu xanh
Được làm chủ yếu từ tinh bột đậu xanh và chứa hàm lượng tinh amylose cũng khá cao là khoảng 40 – 50 % (không thua gì bột dong riềng). Miến đậu xanh rất được ưa chuộng do làm từ bột đậu xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, có lợi cho sức khỏe người dùng như thanh nhiệt, mọc máu,… và đang có xu hướng thay thế cho miến dong riềng trên thị trường.
• Thường sử dụng miến đậu xanh cho món nước, món xào và món nộm.
Miến hỗn hợp
Được làm từ nhiều tinh bột khác nhau như tinh bột khoai tây, tinh bột lúa mì, tinh bột gạo,… và được sử dụng thêm một số thành phần tinh bột khác, phụ gia khác tùy thuộc vào nhà sản xuất. Vì thế, độ dai và màu sắc của miến có thể thay đổi, khi mua bạn nên tham khảo thành phần kĩ trên bao bì và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết cách dùng cho phù hợp.
• Thường sử dụng miến hỗn hợp cho món xào, món nước và món nộm.
Gợi ý các món miến ngon, đơn giản
Thay đổi khẩu vị với cách chế biến món ăn khác nhau từ miến, sẽ giúp tạo ra được nhiều món ăn hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng tốt hơn cho bữa ăn hằng ngày. Bạn có thể dùng miến để chế biến theo 3 cách làm sau:
Miến xào
Lưu ý:
• Đối với miến để xào, bạn nên chọn loại miến hỗn hợp hoặc miến gạo, vì sợi miến dễ nhanh mềm, không bị quá dai khi đem xào.
• Tránh ngâm miến gạo và miễn hỗn hợp bằng nước sôi, vì dễ làm cho miến trở nên bỡ, dễ bị đứt trước khi xào.
Miến xào lươn:
Với miến xào lươn, bạn nên dùng miến dong, vì sợi miến hơi to và có độ dai vừa phải. Trước khi cho miến vào chảo để xào chung với các nguyên liệu khác, bạn cần ngâm miến với nước sôi sao cho có độ dai phù hợp với khẩu vị của bạn. Đồng thời, hãy trộn thêm ít dầu để tránh miến bị vón cục trước khi xào.
Miến xào cua:
Cách làm miến xào cua cũng tương tự như miến lươn xào. Bạn cũng nên dùng miến dong, hay miến hỗn hợp. Đối với miến dong nên ngâm nước sôi cho bớt độ dai.
Còn miến hỗn hợp bạn nên tham khảo kĩ thành phần miến của nhà sản xuất trên bao bì để biết độ dai của chúng, hoặc cũng ngâm vào nước ấm sao cho miến có độ dai phù hợp trước khi xào chung với các thành phần khác.
Miến nộm, trộn
Lưu ý:
• Đối với miến nộm (trộn), bạn nên chọn loại miến dong, vì có độ dai thích hợp.
• Nên ngâm miến dong vào nước sôi để cho miến nở đều, vớt để ráo, đồng thời trộn thêm ít dầu ăn để tránh bị vón cục trước khi chế biến.
Miến lươn trộn:
Khi làm miến lươn trộn, bạn có thể dùng miến hỗn hợp nhưng phổ biến vẫn là miến dong, vì loại miến này có độ dai, phù hợp với khẩu vị của những tín đồ yêu thích món trộn (nộm).
Ngoài ra, bạn có thể dùng miến đậu xanh để thay thế, vì có tác dụng làm mát cơ thể và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý trong khâu sơ chế miến – chỉ nên trụng sơ qua nước sôi, để tránh miến bị quá bở trước khi trộn với các nguyên liệu khác.
Miến nước
Lưu ý:
• Đối với miến nước, bạn nên chọn loại miến đậu xanh, miến gạo, miến hỗn hợp hoặc miến dong, tùy theo sở thích của bạn.
• Khi dùng kèm với món nước, phải đảm bảo cho nước lèo được sôi trước khi chan vào miến.
• Với miến đậu xanh, miến gạo và miến hỗn hợp, bạn nên rửa sơ qua nước lã, để ráo, chỉ cần trang nước lèo sôi vào miến là dùng được ngay. Còn với miến dong, một số người thường hay ngâm nước sôi để giảm đi độ dai, rồi để ráo có trộn thêm ít dầu ăn để chống dính. Khi ăn, chỉ cần chan nước lèo sôi vào tô miến là có thể dùng được.
Miến măng gà:
Khi làm miến măng gà, phần lớn người ta thường dùng miến dong, vì có độ dai và sợi miến to hơn. Thậm chí, miến sau khi được rửa sao qua nước, và sau khi nước lèo được nấu xong, người ta còn cho miến dong trực tếp vào nồi nước lèo cho đến khi có độ dai thích hợp để múc ra tô thưởng thức.