Một số biện pháp nâng cao hiệu quả môn tháo lắp súng tiểu liên AK – Lớp 11A5 Trường THPT Thái Phiên. – Tri thức trẻ vì giáo dục

Tác giả/Nhóm tác giả: Đỗ Văn Dương

Lĩnh vực: Công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục

Tên đơn vị: Hải Phòng

Link công trình: https://docs.google.com/document/d/1kejFn_Gja-YuAgHWjA-n6VEeURKWYosV/edit

Giới thiệu về công trình:

I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
I.1. Mô tả giải pháp đã biết.
Giải pháp 1: Dạy học áp dụng phương pháp dạy học thuyết trình kết hợp sách giáo khoa.
Giải pháp 2: Dạy học áp dụng phương pháp vấn đáp, trực quan kết hợp hình ảnh.

I.2. Ưu và nhược điểm của các giải pháp đã và đang áp dụng tại cơ quan, đơn vị.
I.2.1: Ưu điểm:
– Bài giảng được thiết kế một cách đơn giản theo trình tự Sách giáo khoa với các phần có mối quan hệ lôgic, chặt chẽ.
– Kiến thức khoa học, nội dung gắn với lĩnh vực môn học.
– Thông qua sách giáo khoa và tư liệu giáo viên cung cấp, học sinh nắm được khá đầy đủ và có hệ thống nội dung kiến thức theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng
– Học sinh có kiến thức để làm tốt các bài thi và kiểm tra.
I.2.2: Hạn chế:
– Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
– Hạn chế về thời gian để các em tìm hiểu nội dung, cách thức tiếp nhận kiến thức

I.2.3: Những bất cập cần có giải pháp khắc phục:
Giải pháp trên chúng tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: người giáo viên vẫn giữ vai trò trung tâm, vì vậy học sinh còn thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức, học sinh chưa thực sự được làm việc và sáng tạo. Từ đó, các em chưa phát triển được những năng lực, phẩm chất cần thiết và thiếu đi sự hứng thú trong học tập. Từ thực tế trên, chúng tôi nghĩ việc thay đổi giải pháp để tổ chức hoạt động trong bài “THÁO LẮP SÚNG TIỂU LIÊN AK”

II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN:
II.0. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
Tên giải pháp mới: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung tháo lắp súng tiểu liên AK – Lớp 11A5 Trường THPT Thái Phiên

1.Tính cấp thiết của đề tài:
Gíao dục quốc phòng –An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện.Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng,cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN,nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung,học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH,ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể,tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức,ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc,góp phân nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Trong những năm gần đây môn GDQP có những thay đổi mạnh mẽ trong công tác giảng dạy. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm 2006 ngành GD-ĐT đã đưa môn GDQP vào trong chương trình chính khóa. Đưa vào thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú luyện tập cho tiết học thực hành mà còn gây hưng phấn say mê, học sinh không nhàn chán, tập luyện chuyên cần hơn,tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt.

2.Nội dung giải pháp:
Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội- xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực về tư cách nhà giáo,vừa phải chuẩn mực về kiến thức kỹ năng. Đạt được vấn đề này người giáo viên môn GDQP phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên tìm tòi những tài liệu liên quan và những hình ảnh về môn quốc phòng như cách tháo lắp súng tiểu liên AK hoặc cách thức ngắm bắn trong chương trình học của học sinh lớp 11. Xuất phát từ những trăn trở đó, tội mạnh dạn đưa ra:” Một số biện pháp nâng cao thành tích nội dung tháo lắp súng tiểu liên AK lớp 11A5 trường THPT Thái Phiên”.
Để thực hiện được theo tôi cần có sự kết hợp các giải pháp sau đây:
Giải pháp 1: Biện pháp thực hiện các bài tập vào giờ học môn quốc phòng để nâng cao thành tích.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học môn tháo lắp súng tiểu liên AK chúng ta phải thực hiện như sau:

1.Trang bị cho học sinh đầy đủ dụng cụ học tập:
Yêu cầu nhà trường phải trang bị tốt dụng cụ học tập như là: Súng tiểu liên AK, tranh ,bàn đồng hồ bấm giây và số dụng cụ cần thiết khác.

2. Thời gian học và luyện tập thực hành:
Nhà trường bố trí giảng dạy một tiết một tuần, còn phần thực hành thì chủ yếu học tập trung do đó thời gian luyện tập không được nhiều. Vì vậy trong thời gian học tập trung, giáo viên sẽ bố trí thời gian một cách hợp lý, tranh thủ tập luyện thành tích cao.

3.Tích cực tập luyện:
Đối với học sinh phải có ý thức trong tập luyện, trao đổi với các bạn những phần mình chưa hiểu hay còn sai,chậm hơn so với bạn cùng lớp. Do vậy là giáo viên bộ môn GDQP tôi phải quan sát những em yếu kém có phương pháp bồi dưỡng thêm.

4.Thi giữa các học sinh với nhau:
Đối với học sinh trong quá trình tập luyện tích cực thì thời gian thi tốt hơn so với học sinh lười tập

5.Quy định thời gian tháo lắp:
Là giáo viên tôi luôn đưa ra thời gian quy định tháo ra bao nhiêu và lắp vào bao nhiêu để các em còn biết mà phấn đấu. Qua nhiều năm thi hội thao GDQP cấp quận. Tôi đã thấy các trường có phần tiến bộ giữa giáo viên và học sinh trong bộ môn tháo lắp súng tiểu liên AK, thời gian của học sinh của trường bạn thao tác rất nhanh cho nên tôi và học trò tôi cần tìm tòi và học hỏi.

Giải pháp 2: Kiểm tra đánh giá.
Để đánh gia năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các em đã dược học tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra.

*Nội dung kiểm tra:
1.Tháo súng tiểu liên AK.
2.Lắp súng tiểu liên AK.
3.Kết hợp tháo lắp.

*Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm.
1/ Tháo súng tiểu liên AK.
– Dụng cụ: Súng tiểu liên AK, đồng hồ bấm giây, bàn tập.
– Cách tiến hành: Người thực hiện kiểm tra chuẩn bị thực hiện động tác. Giáo viên đánh giá kỹ thuật theo 3 mức A, B, C.
Loại A: Thực hiện nhanh, khéo léo
Loại B: Thực hiện khá, khéo léo
Loại C: Thực hiện trung bình
Căn cứ vào bảng sau để tính thời gian mức kỹ thuật.

2/ Lắp súng tiểu liên AK.
Hai học sinh cùng kiểm tra. Môi người đứng một bàn sử dụng kĩ thuật lắp súng tiểu liên AK.
Kết quả:
Loại A: Học sinh thực hiện đúng kĩ thuật lắp súng tiểu liên AK và động tác nhanh nhẹn.
Loại B: Học sinh thực hiện đúng kĩ thuật lắp súng tiểu liên AK và động tác chưa đươc nhanh.
Loại C: Học sinh thực hiện đúng kĩ thuật lắp súng tiểu liên AK và động tác còn chậm.
Căn cứ vào bảng sau để tính thời gian mức kỹ thuật.

3/ Kết hợp tháo lắp.
Người kiểm tra thực hiện trên bàn và lấy kết quả thực hiện.
Kết quả: Tính thời gian tháo lắp và kĩ thuật
Loai A: Học sinh thực hiện đúng kĩ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK và động tác nhanh nhẹn.
Loại B: Học sinh thực hiện đúng kĩ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK và tư thế động tác chưa nhanh nhẹn.
Loại C: Học sinh thực hiện đúng kĩ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK và còn một số động tác chậm.
Căn cứ vào bảng sau để tính thời gian mức kỹ thuật.

3. Thực nghiệm sư phạm:
Qua thực tế những năm giảng dạy môn GDQP-AN. Với sự cố gắng nghiên cứu, trau dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp bản thân tôi đã đúc kết một số giải pháp như trên và đưa vào áp dụng giảng dạy cho học lớp 11 của trường THPT Thái Phiên.
Đối tượng tôi chọn có 6 lớp 11 khoảng 308 em/1 năm tỷ lệ nữ giữa các lớp cao hơn so với nam.

Nhóm thứ nhất : Tập luyện thông thường theo giải pháp cũ .

  • 11D1 có 51 học sinh
  • 11D2 có 51học sinh
  • 11D3 có 50 học sinh
  • Tổng số nhóm học sinh là 152 em

Nhóm thứ hai : Tập luyện theo giải pháp mới .

  • 11D3 có 50 học sinh
  • 11A5 có 52 học sinh
  • 11A6 có 54 học sinh
  • Tổng số nhóm học sinh là 156 em

So sánh với thực tế và sau khi tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm và các giải pháp đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau.
Sau khi kiểm tra 3 nội dung trên cho 6 lớp ở cả hai nhóm tính bình quân điểm kiểm tra của cả 3 nội dung có kết quả như sau:

Nhóm không đưa những bài tập hỗ trợ, tập những bài tập đơn thuần .

Nhóm đưa những bài tập hỗ trợ vào vận dụng rèn luyện hàng ngày theo chiêu thức thực nghiệm .

*Nhận xét đánh giá.
-Loại giỏi: Bình quân tăng (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
-Loại khá: Bình quân tăng (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
-Loại đạt: Bình quân giảm (Do loại khá, giỏi tăng lên)
– Chưa đạt: Bình quân giảm (Do loại khá, giỏi tăng lên)
Do thời gian áp dụng tính thực tiễn của đề tài chưa nhiều, vì thế kết quả thu được vân chưa khả quan so với mục tiêu đặt ra ban đầu.

II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
II.1.1. Tính mới:
– Sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học tích cực. Việc tổ chức tìm hiểu các nội dung, trước đây chủ yếu học sinh khai thác sách giáo khoa với thời gian hạn chế và chủ yếu theo hướng truyền thụ một chiều. Với giải pháp chúng tôi đưa ra sẽ có nhiều thay đổi:
+ Khắc phục được nhược điểm học sinh thường thụ động không thích học, không tích cực luyện tập.
+ Thông qua sách giáo khoa và tư liệu giáo viên cung cấp, học sinh nắm được khá đầy đủ và có hệ thống nội dung kiến thức theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng
+ Học sinh không còn e dè, thụ động mà chủ động, tự tin, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Từ đó các em sẽ hứng thú hơn trong việc học thực hành.

II.1.2. Tính sáng tạo:
Hoạt động thực hành của học sinh có thể diễn ra nhiều hình thức và ở nhiều địa điểm khác nhau như học tập trung tại trường, Trung đoàn 240. Qua đó học sinh thể hiện được sự phát triển năng lực của mình về tính tập thể, đoàn kết và tính tỉ mỉ, cẩn thận, tự lập, kiên trì. Đồng thời phát huy tính đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.

II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Phương pháp này hiện tại chúng tôi đang áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 11D1,11D2,11D3,11D4,11A6 – Trường THPT Thái Phiên. Tương lai áp dụng giảng dạy khối 11 trong trường và khối 11 trong địa bàn Thành phố Hải Phòng.

II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
II.3.1. Hiệu quả kinh tế:
– Những giải pháp trên khi đi vào thực tế đã chứng minh có hiệu quả kinh tế cao. Việc trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập có thể sử dụng lâu dài, hiệu quả.

* Đối với giáo viên:
Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học.
Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến thức. Từ đó làm cho không khí lớp học sôi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh. Nhờ đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và học đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát.
Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.

* Đối với học sinh:
Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt.
Học sinh thích thú với trò chơi trong giờ học do đó năng động hăng say phát biểu xây dựng bài. Vì vậy, học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Học sinh có điều kiện chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập…
Để thấy rõ hiệu quả và tính khả thi của đề tài ta sẽ so sánh 2 bảng số liệu ghi kết quả khảo sát ý kiến và chất lượng học tập của học sinh các lớp tôi dạy năm học 2020 – 2021 trước và sau khi áp dụng học sinh hứng thú môn học tăng lên, học sinh tự giác học tập hơn và điểm kiểm tra tăng cao. Rõ ràng hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, giáo viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng là kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.

II.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội:
– Giáo dục cho học sinh được tinh thần yêu nước. Mỗi học sinh sẽ là một chiến sĩ khi tổ quốc có chiến tranh xảy ra.
– Trang bị cho các em kiến thức cơ bản về môn GDQP-AN làm cơ sở để các em học tập, công tác.
– Giúp các em yêu thích môn học, hiểu đươc tầm quan trọng của quốc phòng an ninh. Làm cơ sở để các em chọn thi vào khối trường trong lực lượng vũ trang. Sau này các em là thế hệ tiếp bước ông cha ta bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

II.3.3. Giá trị làm lợi khác
– Gíao dục quốc phòng- an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa, là môn khoa học tổng hợp có phạm vi vô cùng rộng lớn và phức tạp, nên không thể đơn giản sơ sài mà phải được coi là một hệ thống chương trình và phải được quán triệt trong tất cẩ môn học trong mọi hoạt động của học sinh, ở mọi lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hiện tại và tương lai. Vì vậy thông qua biện pháp này giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học để nâng cao thành tích và nắm được tính năng cấu tạo của súng là cơ sở để tập bắn và học tập các nội dung về kiến thức, kĩ thuật quân sự.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa GDQP_AN lớp 11.
2. Giáo trình GDQP Đại học Cao Đẳng (tập 4), Nhà xuất bản QĐND Việt Nam
Nguyễn Văn Huấn, Phạm Thế Kỷ, Nguyễn Ngọc Cư, Vũ văn Phương, Nguyễn Văn Qúy, Đào Xuân Nhã, Phạm Văn Dư, Lê Đình Bàng (2005), Giáo trình Giáo dục quốc phòng, Đại học, cao đẳng dùng cho đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, tập 3, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
3.Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Hữu Hảo, Phan Tuấn Hưng, Nguyễn Đình Lưu, Nguyễn Văn Qúy, Lê Đình Thi (2008), Giáo trình GDQP – AN (Dùng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng), Tập 2, Nxb Giáo dục.
Đây là toàn bộ sáng kiến của tôi nhằm nâng cao chất lượng dạy học, bài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả môn tháo lắp súng tiểu liên AK – Lớp 11A5 Trường THPT Thái Phiên”. Mong các quý thầy cô góp ý và cho ý kiến để biện pháp được hoàn thiện hơn!

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM