Hướng dẫn lẩu cá thác lác khổ qua thơm ngon, ngọt mát, giải nhiệt
Cá thác lác là một nguyên liệu khá quen thuộc trong các bữa ăn của người Nam bộ. Nay cùng vào bếp chế biến lẩu cá thác lác cho cho gia đình có thêm nhiều nhiều món ăn hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
Nguyên liệu:
• Cá thác lác 500g
• Nấm 300g
• Khoảng 10 củ hành tím
• Xương heo 300g
• Hành lá: 2 cây, ngò gai, ngò rí 2 – 3 cây
• Rau ăn kèm xà lách xoong, bông bí, mồng tơi khoảng 1kg
• Khổ qua 1 – 2 trái
• Bún 1kg
• Gia vị cần có: muối, đường, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm
• Dụng cụ: Nồi, tô, dao, thớt, nồi lẩu điện
• Mẹo nhỏ: Bạn có thể mua cá thác lác làm sẵn hoặc mua cá tươi về tự làm Mẹo chọn mua cá thác lác ngon: Bạn nên chọn cá có mắt trong, dày mình để dễ nạo lấy thịt.
• Có một loại cá hình dáng giống y chang như cá thác lác gọi là cá nàng hai (còn gọi là cá thác lác cườm) nhưng chỉ khác là cá nàng hai mỏ dài hơn và đặc biệt là nó có mấy chấm đen ở hai bên mặt đuôi cá, cá thác lác không có chấm đen, thân màu trắng bạc. Người ta hay nạo thịt cá nàng hai nói là cá thác lác để lừa người mua. Bạn nên phân biệt để mua được cá ngon.
• Mẹo chọn cá làm sẵn: Cá thác lác tươi ngon thường trong, màu trắng xen kẽ hồng nhạt, không có màu đỏ của máu. Khi nạo cá ra bóng đẹp, không bị xỉn màu hoặc tái xanh, không có mùi tanh hôi.
Các bước làm lẩu cá thác thác khổ qua
Bước 1: Hầm xương làm nước lẩu
• Xương heo rửa sạch, cho vào tô.
• Sau đó đổ nước sôi vào, trụng sơ 2 – 3 phút cho xương sạch, không còn dính máu tanh.
• Xương heo rửa sạch lại với nước, để ráo.
• Bắc nồi lên bếp, cho khoảng 2 lít nước vào nấu sôi, cho xương heo, 1 – 2 củ hành tím và một chút muối hầm trong lửa nhỏ trong 1 tiếng. Vớt sạch bọt khi nước sôi.
Bước 2: Sơ chế và ướp cá thác lác
Mẹo nạo thịt cá thác lác:
• Cá thác lác mua về đem rửa sạch với nước muối pha loãng, xả lại với nước sạch và để ráo.
• Sau đó, bạn cho miếng cá thác lác lên thớt, dùng mũi dao nhọn rạch theo sống lưng của cá. Dùng mũi dao đẩy sâu vào, miết vào thân cá để nạo hết phần thịt cá ra khỏi xương.
• Dùng muỗng để vét cho sạch hết phần thịt còn dính sót lại.
Sau khi nạo thịt cá thác lác xong, bạn cho thịt cá vào tô rồi dùng muỗng miết thành tô, quết cá thành hỗn hợp dẻo dai là đạt.
Mẹo quết cá ngon:
• Khi quết cá, bạn không cho dầu ăn vào để đỡ dính vì khi chúng ta quết cá sẽ kết dính với nhau tạo độ dẻo, dai. Khi cho dầu ăn hay mỡ nhưng chất trơn sẽ làm cá không kết dính lại được với nhau nên cá không dai mà bị bở nát, rời rạc.
• Dùng muỗng quết thật đều tay phần thịt cá theo vành tô, theo một chiều cố định cho tới khi thấy phần cá bết dính vào muỗng, cá kết thành khối dẻo là phần chả cá thác lác đã được rồi.
• Quết cá là công đoạn quan trọng nhất, bạn nên lưu ý kỹ bước này vì nó quyết định độ ngon và dai của cá thác lác. Nếu bạn không quết kỹ, phần chả cá khi làm ra sẽ rất bở. Khi nấu lẩu phần cá sẽ bị nát, rời rạc, ăn không ngon, mất đi vị dai ngon của cá.
• Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ khoảng 3 củ, thái khoanh mỏng khoảng 5 củ để làm hành phi.
• Hành lá rửa sạch, 1 cây cắt nhuyễn, 1 cây cắt khúc khoảng 3 cm.
• Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo với lửa vừa, cho hành tím cắt khoanh vào chảo phi thơm, khi hành đã tỏa mùi thơm và vàng thì tắt bếp, để khoảng 15 phút cho nguội.
• Cho cá thác lác vào tô, thêm hành lá cắt nhỏ, hành tím băm, 1/2 muỗng cà phê bột canh, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê đường, một ít tiêu, 1 muỗng cà phê nước mắm.
• Cho hành tím phi thơm ở trên vào tô thịt cá thác lác, trộn cho cá thấm đều gia vị. Bạn quết cá đều tay cho tới khi cảm thấy nặng tay, cá kết thành khối dẻo và mịn, các gia vị hòa tan vào cá.
Lưu ý: Bạn chỉ cho hành phi vào thôi nhé, không cho dầu ăn vào. Dầu sẽ làm cá không dính với nhau, cá sẽ không ngon.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
• Nấm rơm làm sạch, nấm to có thể chẻ đôi ra cho vừa ăn. Ngâm vào nước muối 15 – 20 phút cho sạch.
• Rau, hành ngò các loại nhặt sạch và rửa sạch, để ráo.
• Khổ qua chẻ đôi theo chiều dọc, bỏ hạt và cắt thành lát mỏng.
Mẹo làm khổ qua bớt đắng:
1. Ngâm nước: Khổ qua bổ đôi, bỏ hạt, cắt thành lát mỏng, rửa sạch bằng nước lạnh, vừa rửa vừa lấy tay nhẹ nhàng bóp khổ qua, đổi 3 – 4 lần nước lạnh, khổ qua bớt đắng, ngon ngọt hơn.
2. Trụng nước nóng: Trụng khổ qua qua nước sôi sẽ làm chất đắng bị tiêu hủy (nhiệt độ nóng trên 80 độ C). Nếu lại được rửa qua nước lạnh, khổ qua sẽ hết hẳn vị đắng. Tuy nhiên, cách này sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng quý trong khổ qua.
3. Loại bỏ cùi trắng bên trong: Khi chế biến bạn bổ dọc khổ qua, dùng dao loại bỏ hoàn toàn phần cùi trắng bên trong, vị đắng sẽ giảm đi rất nhiều.
4. Ướp lạnh: Khổ qua ướp đá hoặc bọc thực phẩm cho vào tủ lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ giúp vị đắng giảm đáng kể, khổ qua cũng sẽ giòn hơn.
5. Ướp muối: Khổ qua sau thái, bạn dùng một chút muối ướp khoảng 5 phút, rửa sạch dưới vòi nước.
Bước 4: Nấu lẩu cá thác lác
• Cho nước hầm xương và xương heo hầm mềm vào nồi nấu lẩu, bật bếp ở mức trung bình.
• Nêm nếm cho nước lẩu: 2 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng canh đường, tùy theo khẩu vị gia đình mà bạn tăng giảm gia vị cho vừa ăn.
Thành phẩm
• Nước chấm bạn chỉ cần cho một ít nước mắm mặn ra chén, thêm vài lát ớt cho cay cay bắt miệng.
Lẩu cá thác lác khổ qua ăn kèm với rau và bún sẽ rất ngon. Nước lẩu sôi lăn tăn, ăn đến đâu, bạn cho rau sống và nhúng cho chín tái tới đó, lẩu nóng hổi vừa thổi vừa ăn thật hấp dẫn đúng không nào?