Cách đuổi rắn ra khỏi nhà đơn giản và an toàn

Cách đuổi rắn ra khỏi nhà đơn giản và an toàn

Rắn là loại khó đuổi nhất nếu bạn không biết cách đuổi dễ bị cắn lại đây là 3 cách đổi rắn khỏi nhà đơn giản và an toàn dành cho bạn và người thân. Mùa hè là mùa sinh nở của côn trùng và tránh nóng của các loài rắn, rết. Hãy cùng tìm hiểu những mẹo đuổi rắn hiệu quả và đảm bảo an toàn cho căn nhà và gia đình bạn nhé

1 Xử lý rắn trong nhà

  • Rắn là loại bò sát thích những chỗ ẩm thấp mát mẻ và kín đáo. Với thời tiết đền hè oi bức và nắng nóng như thể này thì khả năng rắn bò vào nhà và chui rúc ở những chỗ kín để tránh nóng khá cao. Nếu bạn vô tình thấy rắn trong nhà mình, việc đầu tiên bạn cần làm là hết sức bình tĩnh và đừng quá hoảng sợ. Khi bạn hoảng sợ và cố giết chết chúng thì khả năng mà chúng cắn bạn sẽ rất cao. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu chúng là rắn độc. Hãy thật bình tĩnh và tìm cách “đối xử” nhẹ nhàng để tống nó ra khỏi nhà. Tiếp đến bạn cần chuẩn bị cho mình một cây gậy dài hoặc chổi có cán dài. Nhẹ nhàng đẩy chúng ra khỏi nhà của mình. Nếu bạn có cây kẹp bắt rắn, hãy dùng chúng kẹp và giữ phần đầu của chúng sau đó cho vào bao hoặc thùng và đậy kín cẩn thận.

Dùng chúng kẹp bắt rắn

Nếu phát hiện rắn ở trên mặt sàn, có thể dùng một tấm chăn, mền dày chụp lên nó. Con rắn sẽ cảm thấy an toàn khi ở trong bóng tối và không nhìn thấy gì xung quanh, nó sẽ bớt hung hãn hơn. Sau đó, tìm vật nặng đè quanh mép chăn để con rắn không thoát ra. Nếu con rắn ở một góc khuất nào đó như ngăn kéo, góc tủ thì hãy để yên nó. Di chuyển tất cả mọi người ra ngoài  tìm sự trợ giúp từ những người chuyên bắt rắn.

Tìm sự trợ giúp từ chuyên gia bắt rắn hoặc gọi đội cứu hộ động vật

Nếu chắc chắn rằng loài rắn bạn gặp không có độc và không nguy hiểm thì bạn có thể bắt chúng bằng tay. Để đảm bảo an toàn bạn hãy đeo găng tay cao su, sau đó luồn một cây gậy dưới đầu con rắn và dùng tay kia nhấc nửa thân sau của con rắn. Bạn cũng có thể bắt rắn bằng cách túm chặt đằng sau đầu nó.

Bắt rắn bằng găng tay cao su

2 Xử lý rắn ở ngoài trời

  • Một trong những cách đơn giản để xua đuổi lũ rắn chính là để cho con rắn tự rời đi. Để đảm bảo an toàn cho bạn và các thành viên trong gia đình, tốt hơn hết bạn nên tránh xa chúng. Bởi dù chúng không có độc thì chúng cũng có thể cắn rất đau.

Để rắn tự rời đi

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xử lý chúng bằng vòi xịt nước. Bạn chỉ cần dùng vòi tưới vườn để phun nhẹ nước lên con rắn cho đến khi nó bò ra xa nhà và ra khỏi sân. Rắn sọc và các loài rắn không nguy hiểm khác là những đối tượng thích hợp để bạn áp dụng phương pháp này.

xử lý rắn bằng vòi xịt nước

Nếu rắn của bạn nằm ở hồ bơi, hãy sử dụng một chiếc vợt cá sau đó nhẹ nhàng vớt rắn ra khỏi hồ rồi cho chúng vào thùng hoặc rọ đậy kín.

Dùng vợt bắt rắn

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các bẫy để bắt rắn. Bạn có thể tận dụng các hộp nhựa hoặc hộp giấy, sau đó mở một đầu hộp rồi đặt thức ăn dụ rắn bên trong. Việc cuối cùng là đợi rắn mò vào hộp và nhẹ nhàng đóng nắp hộp lại là xong. 

Làm bẫy rắn

3 Mẹo ngăn rắn quay trở lại nhà

Cắt tỉa cây cối, phát quang bụi rậm

  • Môi trường sống đặc thù của rắn là những đám cỏ cao và bụi rậm, vì vậy việc thường xuyên xén cỏ và cắt tỉa các bụi rậm sẽ khiến sân nhà bạn thoáng và không có nơi trú ngụ cho rắn. 

Cắt tỉa cây cối, phát quang bụi rậm

Loại bỏ các nguồn thức ăn của rắn

  • Chuột, dế và các loại côn trùng là thức ăn quen thuộc của loài rắn. Những nơi có chuột và các côn trùng nhiều sẽ là nơi lý tưởng để rắn tìm đến. Do đó để ngăn loài rắn bạn cần phải xua đuổi chuột ra khỏi nhà của mình. Và để ngăn loài chuột bàn cần dọn dẹp vệ sinh nhà thường xuyên, tránh để thức ăn thừa ở bên ngoài và cần bảo quản thức ăn thừa đúng cách.

Loại bỏ các nguồn thức ăn của rắn

Bịt kín các lổ hổng trong nhà

  • Để ngăn lũ rắn xâm nhập vào nhà, bạn cần kiểm tra quanh nhà. Nếu phát hiện các lổ hổng hay vết nứt bạn cần bịt kín bằng keo trám trét hoặc keo bọt nở.

Bịt kín các lổ hổng trong nhà

Trồng cây đuổi rắn

  • Có thể kể đến một vài loại cây như cây nén, cây sả, hoa lan tỏi… đó là những loại cây sẽ khiến rắn “né” nhà bạn từ xa. Đặc biệt, rắn lục đuôi đỏ cực nhạy cảm với mùi nên tác dụng của việc trồng cây sẽ càng hiệu quả hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể trồng cây sắn dây. Mùi nhựa của cây sẽ làm lũ rắn khó chịu và bỏ đi.

Trồng cây đuổi rắn

Tự làm dung dịch xua đuổi rắn

Trộn một phần muối hạt cùng với một phần tỏi nghiền tỷ với tỉ lệ 1:1. Sau đó rắc xung quanh lối vào nhà, sân vườn hoặc bất cứ nơi đâu bạn không muốn rắn xuất hiện. Hỗn hợp này sẽ giúp ngăn chặn loại rắn tiếp xúc căn nhà bạn một cách hiệu quả đấy.

Từ khóa tìm kiếm:

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM