Làm thế nào chữa cay cấp tốc nhanh chóng, cực kì hiệu quả

Làm thế nào chữa cay cấp tốc nhanh chóng, cực kì hiệu quả

Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn về mẹo chữa cay cấp tốc, mang lại tác dụng cực kì hiệu quả. Hãy cùng thực hiện một trong số cách sau đây nhé
Vì sao chúng ta lại có cảm giác thấy cay?
Tùy mỗi loại thức ăn cay mà chúng ta có cảm nhận về các kiểu cay khác nhau, chẳng hạn:
• Trong hạt tiêu đen và ớt cay: có chứa chất capsaicin và piperine được tạo nên bởi phân tử alkylamides (lớn và nặng). Vì thế, phần lớn các phân tử đó được giữ lại trong miệng, làm cho bạn cảm giác cay rất lâu trên bề mặt lưỡi, thậm chí dường như có cảm giác như đang bị bỏng.
• Trong mù tạt: chất cay được tạo nên bởi phân tử isothiocyanates có kích thước nhỏ hơn nên chúng thường bay trôi nổi trong khoang miệng. Do đó, khi ăn phải mù tạt khiến cho mũi bạn có cảm giác bị cay hơn là ở trên lưỡi.
Giảm cay cấp tốc với sữa tươi
Lượng capsaicin trong thực phẩm cay càng cao, thì chúng càng bám vào cơ quan cảm thụ quan TRPV1 càng nhiều, khiến cho bạn phản ứng mãnh liệt hơn khi ăn phải những thức ăn cay đó. Thay vì phải uống nước lọc để giảm độ cay, thì bạn nên chọn cách uống sữa sẽ có hiệu quả hơn.
apsaicin thường kết thúc bằng một đuôi hydrocarbon dài, đặc tính của nó là phân tử không phân cực cũng như tan trong các chất không phân cực khác. Nói một cách dễ hiểu, khi bạn uống nước lọc – vốn dĩ thuộc chất có phân cực, thì bạn lại vô tình làm cho capsaicin lan ra xung quanh miệng. Kết quả cảm giác cay, bỏng lại gia tăng nhiều hơn.
Trái lại, khi bạn chọn uống sữa – thuộc chất có chứa các phân tử không phân cực, thì bạn sẽ làm cho capsaicin được hòa tan và cũng bị hút bởi chất protein casein có trong sữa, khiến cho phân tử capsaicin bị trôi ra khỏi bề mặt lưỡi. Kết quả, làm dịu đi cảm giác cay, bỏng hơn.
Giảm cay nhanh với cơm hoặc bánh mì
Tinh bột trong cơm hoặc bánh mì, cũng sẽ có tác dụng đến việc làm giảm độ cay một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần nhai cơm hoặc bánh mì kĩ và lâu để giải phóng nhiều tinh bột, chúng sẽ tác động đến chất capsaicin có trong thực phẩm cay, để kéo ra khỏi bề mặt lưỡi của bạn.
Giảm cay với nước ấm
Dùng nước ấm có thực sự chữa cay hiệu quả? Có đấy, nước ấm có thể hòa tan chất capsaicin và khiến chúng bị trôi ra khỏi lưỡi, giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn.
Bạn có thể ngậm nước ấm rồi nuốt, hoặc súc miệng bằng nước ấm vài lần liên tục, đều có tác dụng tương tự.
Lưu ý: Nên dùng nước ấm vừa phải, tránh dùng nước nóng, vì dễ gây bỏng và mang lại cảm giác khó chịu khi dùng.

com
Giảm cay với chanh
Chất axit có trong chanh sẽ phản ứng với capsaicin có trong thực phẩm cay, giúp bạn làm giảm cay hiệu quả.
Bạn có thể dùng nước cốt chanh để ngậm, hoặc pha nước chanh (vị chua, không ngọt và tránh thêm đá) để uống.
Giảm cay với dầu ăn
Nếu không sử dụng các cách trên, bạn có thể chọn dầu ăn để súc miệng, nhằm cải thiện tình trạng cay trong khoang miệng. Tuy nhiên, ít ai dùng cách làm này, vì rất ngại khi để miệng phải dính nhiều dầu ăn, gây cảm giác khó chịu.
Nếu dùng dầu ăn để giảm cay, bạn nên chọn loại dầu ăn được dùng để làm các món nộm (salad) như dầu ô-liu, dầu vừng,… để mang mùi dễ chịu hơn so với dùng dầu động vật cho các món chiên, món xào. Và đừng quên nhớ súc miệng lại bằng nước!
Giảm cay với muối
Bạn có thể ngậm chút muối trong miệng khoảng 2 phút, nhớ là dàn muối lên trên bề mặt lưỡi để các chất capsaicin dễ bị trôi ra, đồng nghĩa với việc làm giảm bớt độ cay. Sau đó nhấp thêm ít nước trắng và súc sạch miệng cùng muối vừa ngậm trên là có thể giảm cay hiệu quả.

Giảm cay bằng cách chải răng
Thành phần trong kem đánh răng sẽ giúp bạn làm giảm bớt độ cay trong miệng khi ăn phải những thức ăn cay. Vì thế, hãy đánh răng và súc miệng lại sạch sẽ, là bạn có thể giảm cay một cách hiệu quả.
Lưu ý khi ăn cay:
• Cần hiểu biết về tác hại của việc ăn cay: như bị nổi mụn, nhiệt miệng, táo bón,….
• Hiểu về sức khỏe bản thân: không nên ăn cay (đối với người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, viêm túi mật mãn tính, bệnh trĩ, đau mắt đỏ,…), hoặc ăn cay ở mức độ vừa phải (có thể đối với người bị bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai,…).
• Tránh ăn cay vào thời điểm mùa nóng, vì dễ khiến cơ thể tăng nhiệt, mất nước và gây khó chịu.
• Tránh ăn cay khi bụng đang đói, vì dễ làm ảnh hưởng đến dạ dày.
• Hạn chế đồ ăn vừa cay vừa nóng, vì dễ ảnh hưởng đến vòm họng, thực quản, phỏng lưỡi và dạ dày.

Từ khóa tìm kiếm: ,

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM